Sau khi Trung Quang Đế, Đặng Dung và Nguyễn Suý nhảy xuống biển tự vẫn để tỏ rõ khí phách, nhà Hậu Trần chấm dứt. Từ năm 1414, nhà Minh đã thực sự thiết lập được hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta. Thời kỳ này, chính sách của nhà Minh là "chăm giết chóc để ra oai, coi mạng người như cỏ rác, bắt trói vợ con của dân ta, khai quật mồ mả của nước ta, cấm mắm muối để làm dân ta khốn khổ, bắt nộp gấm lụa để tranh quần cướp áo của dân ta, lùng lấy vàng ngọc cho kỳ hết, bắt dâng tiến voi và tê giác một cách nhọc nhằn. Chính sự hà khắc, hình phạt thâm độc, dân không biết sống là vui. Kẻ vô tội chỉ kêu trời, người trung nghĩa phải nghiến răng". Chính sách hà khắc, tàn bạo của nhà Minh khiến người dân vô cùng phẫn uất. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều thất bại và chỉ đến khi cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng với thời gian dài ròng rã 10 năm, người dân đất Việt mới được tự do. Tháng giêng năm Mậu Tuất, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương. Cuộc khởi nghĩa kéo dài từ 1418 đến 1427. Đây là một cuộc chiến tranh nhân dân, mở đầu là viẹc dùng chiến thuật chiến tranh du kích để tiêu diệt sinh lực địch. Sau khi đã lớn mạnh, nghĩa quân tổ chức vây thành diệt viện, phục binh ở những địa điểm hiểm yếu, bao vây Đông Quan, chém Liễu Thăng cùng hơn một vạn quân, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Năm 1428, cùng với sự lật đổ ách thống trị của nhà Minh, Lê Lợi dựng nên triều Lê và người đời sau tôn vinh ông là "vị tổ trung hưng thứ hai của dân tộc Việt Nam". Lê Lợi mở đầu triều đại này đã có công lớn trong lịch sử dân tộc. Ông cùng một số cận thần kiên trì chiến đấu chống giặc Minh, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Xung quanh vị vua này và cuộc kháng chiến chống Minh có rất nhiều dã sử. Ông được đánh giá cao như một người mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Tuy nhiên, công nghiệp rạng rỡ của những vị vua đầu triều nhà Lê Sơ vẫn không xoá nhoà được bóng đen của sự nghi kỵ, độc đoán dẫn đến các sai lầm trầm trọng, giết hại rất nhiều công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Sát, Lê Ngân. Trong lịch sử, chưa có triều đại nào khi mới dựng nên cơ nghiệp lại giết nhiều công thần đã vào sinh ra tử, dựng nên vương triều như thế. Thời vua Lê Thái Tông, thảm án tru di tam tộc dòng họ Nguyễn Trãi, một người có công rất lớn với triều đình xuất phát từ sự tranh giành địa vị giữa các phe phái là một vết nhơ của vương triều phong kiến và là một điềm tiên báo về sự suy vi của triều Lê. Triều đại này cũng đánh dấu sự lộng hành của hoạn quan, một loại quan mới chuyên phục dịch trong triều nhưng do thân cận với những người có địa vị cao, đã gây nên biết bao sóng gió, tạo ra nhiều bi kịch trong xã hội phong kiến.
Gửi ý kiến của bạn về bài này: |
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK |
|
CÙNG TÁC GIẢ |
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:140,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:29,000đ
|
|
|
|
CÙNG THỂ LOẠI |
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:52,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:28,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:100,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:120,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:335,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:64,000đ
|
|
|
|
Xem thêm
|
|