Sau tác phẩm đầu tay Hồi ức kẻ sát nhân (1992) gây tiếng vang lớn, người đọc chờ đợi ở Amélie Nothomb một điều gì đó thật hài hước, thật mãnh liệt. Hủy hoại vì yêu đã làm được điều đó. Cuốn "hồi ký" về ba năm sinh sống tại "đất nước của những chiếc quạt" là bức tranh sắc nét về chiến tranh, tự do, tình yêu và cả những góc khuất của Trung Quốc giai đoạn 1972-1975 dưới con mắt cô bé năm tuổi sống khép kín giữa những bức tường của khu ngoại giao đoàn. Biệt tài sử dụng các câu văn ngắn, súc tích, khả năng châm biếm và tiết chế ngôn từ đến mức khó tin mang lại sức hút khôn cưỡng cho tác phẩm, khẳng định Nothomb như một trong những nhà văn Bỉ được chờ đợi nhất với độc giả thế giới. *** Đôi nét về tác giả Amélie Nothomb Amélie Nothomb là nhà văn Bỉ viết tiếng Pháp nhưng chào đời ở Kobe (Nhật Bản) vào ngày 13 tháng 8 năm 1967. Xuất thân trong một gia đình quý tộc có cha làm đại sứ, thời thơ ấu bà được rong ruổi qua nhiều đất nước từ Nhật Bản, Trung Quốc cho đến Mỹ, Myanmar,... Hiện bà sống đồng thời tại Bỉ và Pháp. Hủy hoại vì yêu được xuất bản lần đầu năm 1993 tại Pháp và đã nhiều lần được chuyển thể trên các sân khấu kịch. Tác phẩm đã giành được các giải thưởng: Prix de la Vocation và Prix Jacques Chardonne. *** Lời khen tặng dành cho Hủy hoại vì yêu "Amélie có một khả năng hiếm có, đó là khiến người đọc bật cười về bất cứ điều gì." - Le Soir "Lạ lẫm và hài hước đến kỳ lạ" - Le Pélerin *** Trích Hủy hoại vì yêu Theo nhịp phi nước đại trên lưng ngựa, tôi lướt qua những chiếc quạt gió. Khi đó tôi bảy tuổi. Không có gì dễ chịu hơn khi thật nhiều không khí tràn ngập đầu óc. Ngựa phi càng nhanh, không khí lùa vào càng nhiều và thổi bay mọi thứ. Ngựa của tôi phi đến quảng trường Quạt Lớn, tên thường gọi là quảng trường Thiên An Môn. Nó rẽ phải vào đại lộ Xấu xí Ở được . Tôi cầm cương bằng một tay. Còn tay kia vừa bận bịu với một điều thầm kín của thế giới nội tâm bao la, vừa vuốt ve con ngựa và bầu trời Bắc Kinh. Tư thế cưỡi ngựa của tôi quá thanh lịch khiến người qua đường, những bãi khạc nhổ, lũ lừa và những chiếc quạt phải sửng sốt. Tôi chẳng cần phải thúc gót vào con ngựa. Đất nước Trung Quốc đã tạo ra nó theo đúng hình ảnh của tôi: toàn bộ những gì hoành tráng. Nhiệt huyết bên trong và sự thán phục của đám đông chính là nguồn năng lượng cho nó. Ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã hiểu ra chân lý: tại Thành phố Quạt, tất cả những thứ không lộng lẫy, huy hoàng đều xấu xí. Điều đó có nghĩa là gần như mọi thứ đều xấu xí. Hệ quả tức thì: tôi chính là vẻ đẹp của thế giới. Không phải vì tạo vật bằng da thịt, tóc và xương bảy tuổi này có gì làm lu mờ các tạo vật trong mơ trong những khu vườn của thánh Allah và trong khu biệt cư của cộng đồng quốc tế. Vẻ đẹp của thế giới, đó là điệu nhảy thật dài của tôi ngay giữa ban ngày, là tốc độ chú ngựa của tôi, là trí óc tôi vênh vang giống như một cánh buồm trước những ngọn gió thổi từ cánh quạt. Bắc Kinh có mùi như thể một bãi nôn của trẻ con. Trên đại lộ Xấu xí Ở được, chỉ có tiếng phi nước đại của ngựa để át đi tiếng khạc nhổ, lệnh cấm tiếp xúc với người Trung Quốc và những cái nhìn trống rỗng khủng khiếp. Khi đến gần tường rào, con ngựa phi chậm dần để những người gác cổng có thể nhận ra tôi. Trông tôi không khả nghi hơn thường lệ. Tôi bước vào khu biệt cư San Li Tun, nơi tôi sống từ khi nghĩ ra chuyện viết lách, nghĩa là từ khoảng hai năm nay, bên cạnh những kẻ từ thời đồ đá, dưới chế độ của Bè lũ Bốn tên. Wittgenstein có một câu nói bất hủ: "Thế giới chính là những gì tồn tại". Năm 1974, Bắc Kinh không tồn tại: tôi không có cách nào tốt hơn để miêu tả tình hình. Wittgenstein không phải là tác giả yêu thích của tôi khi bảy tuổi. Nhưng tôi đã dùng tam đoạn luận trên đây để đi đến kết luận rằng Bắc Kinh không có gì liên quan đến thế giới. Tôi sửa tam đoạn luận này thành: tôi có một con ngựa và chứng bệnh nuốt hơi trong trí óc. Tôi có tất cả. Tôi là một sử thi không có hồi kết. Tôi thấy mình có mối liên quan với Vạn Lý Trường Thành: đó là công trình duy nhất của nhân loại có thể được nhìn thấy từ mặt trăng, ít nhất là công trình này đúng với tầm vóc của tôi. Nó không giới hạn tầm nhìn, mà kéo ra đến vô tận. Mỗi sáng, một nô tì đến chải tóc cho tôi. Cô ta không biết mình là nô tì của tôi. Cô ta tưởng mình là người Trung Quốc. Nhưng thực ra cô ta không có quốc tịch, vì cô ta là nô tì của tôi. Trước khi đến Bắc Kinh, tôi sống ở Nhật Bản, nơi có những nô tì giỏi nhất. Còn ở Trung Quốc, chất lượng nô tì không được tốt. Ở Nhật, khi tôi bốn tuổi, tôi có một nô tì rất sùng bái chủ. Nó thường xuyên quỳ mọp dưới chân tôi. Thế mới là tốt. Nữ tì Trung Quốc không biết làm như thế. Buổi sáng, cô ta bắt đầu bằng việc chải mái tóc dài của tôi: cô ta chải thật thô bạo. Tôi kêu lên vì đau và thầm nguyền rủa cô ta. Sau đó, cô ta bện tóc tôi thành một hoặc hai bím rất đẹp bằng nghệ thuật tết tóc có từ thời tổ tiên, thứ nghệ thuật mà cuộc Cách mạng văn hóa đã không làm mai một. Tôi thích cô ta chỉ tết một bím mà thôi: có vẻ như một bím tóc sẽ phù hợp hơn với một người cao quý như tôi. Cô gái người Trung Quốc này tên là Trê, ngay lập tức tôi đã thấy không thể chấp nhận được cái tên này. Tôi nói rằng cô ta sẽ mang tên người nô tì Nhật Bản của tôi, đó là một cái tên rất duyên dáng. Cô ta ngơ ngác nhìn tôi và vẫn giữ tên Trê. Từ hôm ấy, tôi hiểu rằng có cái gì đó đang mục nát trong nền chính trị của đất nước này. [...]
Gửi ý kiến của bạn về bài này: |
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK |
|
CÙNG THỂ LOẠI |
Nhà xuất bản:
Tác giả: - Dịch giả:
Giá:109,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:92,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả:
Giá:99,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả: - Dịch giả:
Giá:105,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả: - Dịch giả:
Giá:80,000đ
|
|
|
|
Nhà xuất bản:
Tác giả: - Dịch giả:
Giá:86,000đ
|
|
|
|
Xem thêm
|
|